Web Server đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ trực tuyến và khả năng truy cập nhanh chóng vào các website. Để phát triển và vận hành các trang web thành công, doanh nghiệp cần hiểu chi tiết về thành phần này. Vậy Web Server là gì? Làm thế nào để nó hoạt động? Hãy cùng thiết kế website Đà Nẵng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!
Web Server là gì?
Web Server (máy chủ web) là một máy tính hoặc hệ thống máy tính được kết nối với mạng máy tính mở rộng. Máy chủ web không chỉ đóng vai trò hosting – lưu trữ và vận hành các tệp, mà còn có thể sử dụng để chạy các ứng dụng hệ thống của website. Chức năng chính của máy chủ web là tiếp nhận, xử lý và phản hồi các yêu cầu của người dùng từ các trình duyệt web. Ngoài ra thành phần này là một nơi lưu trữ cơ sở dữ liệu của một website hay ứng dụng mà nó vận hành.
Để lưu trữ và thực hiện các chức năng trên, một Web Server sẽ phải có hai thành phần chính là phần cứng và phần mềm.
Phần cứng Web Server
Web Server là máy tính hoặc cụm máy tính có cấu hình mạnh mẽ, dung lượng lưu trữ lớn và tốc độ xử lý cao. Lý do là vì các trang web phổ biến có thể có hàng ngàn lượt truy cập mỗi phút, đòi hỏi máy chủ phải xử lý khối lượng lớn yêu cầu từ người dùng.
Máy chủ web có vai trò lưu trữ các tệp để tạo nên một website, bao gồm HTML, CSS, hình ảnh, JavaScript và các tệp tin khác. Ngoài ra, thành phần này có thể kết nối máy chủ với internet và cho phép người dùng truy cập trang web thông qua một domain.
Phần mềm Web Server
Phầm mềm quản lý Web Server đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành website. Nó có khả năng cho phép một máy tính bất kỳ trở thành một máy chủ web với các chức năng lưu trữ thông tin, tiếp nhận và xử lý các yêu cầu của người dùng. Phần mềm này giúp việc vận hành Web Server trở nên dễ dàng và hiệu quả cao hơn, cho phép các nhà quản trị web có thể quản lý máy chủ từ xa một các thuận tiện.
Cách thức Web Server lưu trữ file
Web Server có khả năng lưu trữ các file cần thiết để tạo nên một website, bao gồm: HTML, CSS, hình ảnh, JavaScipt, phông chữ, video hay các tệp tin khác. Các tệp tin này có thể được lưu trưc trong hệ thống tập tin và thường là ổ cứng. Một số tệp tin như nội dung động được tạo từ cơ sở dữ liệu sẽ được lưu ngay tại đó. Một số dịch vụ Web Server cho phép lưu trữ file trên các dịch vụ lưu trữ đám mây.
Một máy chủ web được dùng để lưu trữ các tệp tin của website cần có những đặc tính như:
- Đảm bảo hoạt động liên tục.
- Phải dụng một địa chỉ IP.
- Luôn được kết nối internet.
- Bên thứ 3 cam kế bảo trì hệ thống thường xuyên cho bạn.
Cách thức máy chủ web giao tiếp thông qua HTTP
Ngoài khả năng lưu trữ, máy chủ web còn có thể giao tiếp thông qua HTTP. Giao thức HTTP có khả năng kết nối và truyền siêu văn bản giữa hai máy tính cụ thể. Ngoài ra, HTTP còn là một giao thức nguyên bản và vô cấp.
- Textual: Là loại dữ liệu chỉ chứa văn bản, không bao gồm định dạng hay cấu trúc phức tạp. Con người có thể dễ dàng đọc và hiểu nội dung textual mà không cần phần mềm hỗ trợ.
- Stateless: Là mô hình hoạt động trong đó mỗi yêu cầu từ máy khách được xử lý độc lập, không phụ thuộc vào các tương tác trước đó. Máy chủ không lưu trữ thông tin về trạng thái của các yêu cầu trước, do đó mỗi yêu cầu cần cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết để xử lý.
HTTP có một luật lệ giữa người dùng và hệ thống giao tiếp của máy chủ, bạn cần phải lưu ý những điều sau:
- Theo quy định của HTTP, chỉ có máy khách mới có quyền chủ động gửi yêu cầu cho máy chủ. Máy khách sẽ sử dụng trình duyệt web để tạo và gửi các yêu cầu này.
- Máy khách cần phải cung cấp URL của tệp tin một cách chuẩn xác để thuận lợi khi trao đổi với nhau qua URL.
Web Server cần đảm bảo thực hiện tất cả các yêu cầu HTTP, đặc biệt là những tệp thông báo lỗi. Khi có yêu cầu gửi đến, nhiệm cụ đầu tiên là phải xem xét và kiểm tra URL có trùng khớp với file hiện có không. Nếu có thì server sẽ phản hồi lại thông tin được yêu cầu. Nếu không tìm thấy thì máy chủ cần tạo một file thông báo lỗi cho người dùng. Ví dụ thông báo lỗi 404 Not Found đến người dùng nếu không tìm thấy trang.
Cách hoạt động của Web Server
Web Server đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành các website nhưng lại có cách thức hoạt động khác đơn giản theo các bước sau:
Bước 1: Gửi yêu cầu
Người dùng internet sẽ gửi yêu cầu đến trình duyệt bằng cách truy cập vào một website bất kỳ, thông qua thiết bị di động hoặc máy tính. Sau khi nhận yêu cầu từ người dùng, trình duyệt web sẽ chuyển đổi từ địa chỉ tên miền sang địa chỉ IP đính kèm tên miền. Quá trình xuất địa chỉ IP được thông qua các máy chủ DNS. Trình duyệt sẽ thông qua giao thức HTTP để gửi yêu cầu đến máy chủ web, đề nghị xử lý yêu cầu và trả kết quả cho người dùng.
Bước 2: Kiểm tra và xử lý yêu cầu
Khi nhận được yêu cầu của trình duyệt, Web Server sẽ tiến hành kiểm tra và tìm kiếm thông tin liên quan có trong hệ thống. Nếu có thông tin mà người dùng yêu cầu, máy chủ sẽ trả thông tin đến trình duyệt qua giao thức HTTP. Sau đó trình duyệt sẽ hiển thị thông tin mà người dùng yêu cầu ngay trên màn hình. Trường hợp không tìm thấy thông tin người dùng yêu cầu, máy chủ web sẽ trả thông báo lỗi cho người dùng theo cách thức tương tự.
Một số lưu ý khi sử dụng máy chủ web
Nếu bạn đang vận hành website thông qua một Web Server thì cần phải lưu ý những điều sau đây:
- Cần chuẩn bị máy tính có cấu hình mạnh mẽ, dung lượng lưu trữ lớn để đáp ứng nhu cầu lưu trữ dữ liệu và xử lý truy cập của website. Nên cân nhắc các yếu tố như lưu lượng truy cập, loại hình website và ngân sách.
- Để hoạt động ổn định thì phải cho máy chủ web hoạt động xuyên suốt và không được ngắt quãng. Đảm bảo cung cấp thông tin cho người dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Máy chủ cần bảo trì liên tục để giữ tình trạng vật lý tốt và phầm mềm được cập nhật thường xuyên.
- Cần lựa chọn một cấu hình phù hợp, tương đồng với lưu lượng truy cập vào website. Điều này sẽ giảm thiểu việc gây lãng phí hoặc thiếu hụt, ảnh hưởng đến tốc độ website. Nếu như có một lượng lớn người dùng truy cập mà website quá yếu, dẫn đến tình trạng không đáp ứng hết các yêu cầu.
Một số Web Server phổ biến
Hiện nay, có rất nhiều web server khác nhau được sử dụng để lưu trữ và cung cấp các trang web. Dưới đây là một số web server phổ biến nhất:
Apache HTTP server
Apache HTTP server là một phần mềm quản lý máy chủ web miễn phí và mã nguồn mở. Apache được biết đến với khả năng xử lý lượng truy cập lớn một cách hiệu quả và ổn định. Phần mềm này có thể được sử dụng cho nhiều loại website khác nhau, từ website đơn giản đến website phức tạp. Nhờ vào những ưu điểm và lịch sử lâu đời, Apache trở thành lựa chọn phổ biến nhất và chiếm hơn 45% thị phần.
Nginx
Nginx nổi tiếng với tốc độ xử lý nhanh và khả năng sử dụng ít tài nguyên hệ thống. Phần mềm này có thể được dễ dàng mở rộng để đáp ứng nhu cầu lưu lượng truy cập tăng cao. Nginx có cấu hình đơn giản và dễ dàng sử dụng hơn so với Apache, à lựa chọn lý tưởng cho các website có lưu lượng truy cập cao do khả năng xử lý nhanh và hiệu quả.
Internet Information Services (IIS)
IIS là phần mềm do Microsoft phát triển và được tích hợp sẵn với hệ điều hành Windows, giúp người dùng dễ dàng cài đặt và sử dụng. Phần mềm này có các tính năng bảo mật mạnh mẽ giúp bảo vệ website khỏi các mối đe dọa. IIS là lựa chọn phổ biến cho các website doanh nghiệp do tính bảo mật cao và khả năng tích hợp với các ứng dụng Microsoft khác.
Trên đây là tổng hợp kiến thức về Web Server và cách thức hoạt động của nó. Có thể thấy, máy chủ web đóng vai trò then chốt trong việc vận hành và cung cấp thông tin cho người dùng. Việc hiểu rõ cách thức hoạt động của thành phần này sẽ giúp doanh nghiệp quản trị trang web của mình tốt hơn. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Chúc bạn thành công!