Tỷ lệ Bounce Rate là gì? Cách tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả

Tỷ lệ Bounce Rate là một chỉ số quan trọng trong phân tích hiệu suất của website. Hiểu rõ chỉ số này không chỉ giúp bạn đánh giá khả năng giữ chân người dùng của website mà còn chỉ ra những điểm cần cải thiện để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Trong bài viết này, hãy cùng thiết kế website ở Đà Nẵng khám phá tỷ lệ Bounce Rate là gì và các phương pháp hiệu quả để giảm tỷ lệ thoát trang, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của trang web.

Tỷ lệ Bounce Rate là gì?

Bounce rate hay còn gọi là tỷ lệ thoát trang, là thuật ngữ chỉ tỷ lệ phần trăm người dùng rời khỏi website sau khi chỉ xem duy nhất một trang mà không tiếp tục tương tác với các nội dung khác. Ví dụ, nếu một trang web có tỷ lệ bounce rate là 80%, điều đó có nghĩa là trong 100 lượt truy cập, có đến 80 người rời đi mà không khám phá thêm nội dung nào khác.

tỷ lệ bounce rate là thuật ngữ chỉ phần trăm người dùng rời khỏi website sau khi chỉ xem duy nhất một trang
Tỷ lệ Bounce rate là thuật ngữ chỉ phần trăm người dùng rời khỏi website sau khi chỉ xem duy nhất một trang mà không tương tác hoặc truy cập trang khác

Tỷ lệ bounce rate cao có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Người dùng nhấn nút “back” trên trình duyệt.
  • Người dùng đóng tab hoặc trình duyệt.
  • Người dùng click vào quảng cáo trên website và bị chuyển sang trang khác.
  • Người dùng nhập một URL mới trên thanh địa chỉ của trình duyệt.
  • Người dùng sử dụng thanh địa chỉ của trình duyệt để tìm kiếm nội dung khác khi đang truy cập trang của bạn.
  • Người dùng click vào liên kết dẫn ra ngoài trang.

Bounce rate là một chỉ số quan trọng giúp đo lường chất lượng của website. Nếu tỷ lệ này cao cho thấy trang web không đáp ứng được kỳ vọng của người dùng, dẫn đến trải nghiệm kém và giảm khả năng chuyển đổi. Ngược lại khi tỷ lệ bounce rate thấp, người dùng có xu hướng tương tác nhiều hơn và ở lại lâu hơn. Từ đó tăng cơ hội chuyển đổi và nâng cao vị trí trên bảng xếp hạng tìm kiếm. Tối ưu tỷ lệ bounce rate là một trong những bước quan trọng để cải thiện hiệu suất tổng thể của trang web.

Chỉ số Bounce Rate bao nhiêu là tốt?

Nhiều doanh nghiệp vẫn đang thắc mắc chỉ số Bounce Rate bao nhiêu là tốt? Trên thực tế tất cả các website đều có tỷ lệ thoát trang, và con số này phụ thuộc vào loại hình và lĩnh vực hoạt động của trang web. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất thì tỷ lệ này nên duy trì ở mức 60% trở xuống.

Mỗi loại hình website sẽ có mức thoát trang tiêu chuẩn khác nhau. Những trang web được tìm kiếm qua Google hoặc xuất hiện trên các quảng cáo thường có tỷ lệ thoát trang khá cao, do người dùng chỉ vào xem nhanh và rời đi. Ngược lại, các website tin tức với lượng người truy cập lớn và thời gian đọc lâu thường có tỷ lệ này thấp hơn. Lý do chủ yếu là người dùng thường có xu hướng đọc nhiều tin tức liên tiếp.

Thông thường khi người dùng truy cập website từ Google, họ chỉ tìm kiếm thông tin cụ thể. Sau khi tìm thấy điều mình cần, họ có xu hướng rời khỏi trang mà không tiếp tục xem thêm nội dung khác.

Nguyên nhân tỷ lệ thoát trang tăng cao

Có một số nguyên nhân chủ yếu góp phần gia tăng chỉ số thoát trang của website như sau:

  • Nếu trang website của bạn tải chậm, người dùng có thể rời đi trước khi trang hoàn tất tải. Hiệu suất trang web kém là một trong những nguyên nhân chính khiến tỷ lệ này tăng cao.
  • Khi nội dung trang web không đáp ứng được nhu cầu hoặc kỳ vọng của người dùng, họ sẽ rời đi ngay lập tức mà không có thêm bất kỳ tương tác nào. Điều này thường xảy ra khi nội dung không cung cấp thông tin cần thiết, không hấp dẫn hoặc không khớp với từ khóa hoặc tiêu đề.
  • Nếu giao diện trang web không thu hút hoặc khó sử dụng, người dùng sẽ không muốn ở lại và nhanh chóng di chuyển sang website khác. Đặc biệt là đối với các thiết kế không tối ưu cho thiết bị di động, tỷ lệ thoát trang sẽ càng cao hơn.
  • Nếu người dùng gặp phải các liên kết hỏng trên trang web, họ có thể mất hứng thú và rời đi ngay mà không khám phá thêm nội dung khác.
  • Khi trang web thiếu một thanh điều hướng rõ ràng sẽ khiến người dùng có thể cảm thấy lạc lõng và không biết nên làm gì tiếp theo.

Cách kiểm tra tỷ lệ thoát trang đơn giản

Dưới đây là cách tính tỷ lệ thoát trang một cách chính xác trong Google Analytics cho từng trang và toàn bộ website:

1. Cách tính Bounce Rate cho một trang

Tỷ lệ Bounce Rate cho một trang cụ thể được tính theo công thức sau:

Bounce Rate của trang = [Tổng số lượt thoát (bounce) trong một khoảng thời gian xác định] / [Tổng số lần truy cập (entrance) của trang đó trong cùng khoảng thời gian].

tỷ lệ thoát trang của một trang
Công thức tính tỷ lệ thoát trang của một trang

2. Cách tính Bounce Rate của cả website

Tỷ lệ Bounce Rate cho toàn bộ website được xác định bằng công thức:

Bounce Rate của toàn bộ website = [Tổng số lượt thoát (bounce) của tất cả các trang trong một khoảng thời gian xác định] / [Tổng số lượt truy cập (entrance) của tất cả các trang trong cùng khoảng thời gian đó].

tỷ lệ bounce rate của cả website
Cách tính tỷ lệ Bounce Rate của cả website

Ý nghĩa của các thành phần trong công thức:

  • Bounce: Số lượt truy cập mà người dùng chỉ xem một trang duy nhất và không có thêm tương tác nào khác trước khi rời khỏi trang, mỗi lượt truy cập này sẽ gửi một yêu cầu GIF duy nhất về Google Analytics.
  • Entrance: Tổng số lần người dùng truy cập vào trang của bạn, bao gồm tất cả các phiên truy cập ban đầu vào website.

Bằng cách áp dụng đúng các công thức này, bạn có thể dễ dàng xác định tỷ lệ Bounce Rate, từ đó đánh giá hiệu quả của nội dung và trải nghiệm người dùng trên website.

Các yếu tố quyết định tỷ lệ thoát trang

Các yếu tố quyết định tỷ lệ thoát trang bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau, từ loại hình website đến hành vi người dùng. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng khám phá từng yếu tố chi tiết dưới đây.

  • Loại hình website: Website ngày càng phổ biến và phân loại đa dạng, mỗi loại có tỷ lệ Bounce Rate khác nhau. Theo nghiên cứu, tỷ lệ Bounce Rate trung bình của một số loại website thường như sau:
    • Website thương mại điện tử: 20% – 45%
    • Website B2B: 25% – 55%
    • Website thông tin: 65% – 90%
    • Landing page: 35% – 60%
    • Blog, portals: 65% – 90%
  • Loại hình và chất lượng landing page: Thông tin trên landing page thường ngắn gọn dễ hiểu, kèm theo các biểu mẫu để thu thập thông tin liên hệ. Chính vì vậy người dùng thường rời khỏi trang ngay sau khi hoàn thành mục tiêu của họ. Chất lượng landing page phụ thuộc vào nội dung, thiết kế giao diện và kêu gọi hành động. Nếu nội dung không rõ ràng hoặc quá dài dòng, giao diện thiếu hấp dẫn và thiếu các nút hành động sẽ dẫn đế tỷ lệ thoát trang cao.
  • Hành vi của người dùng: Google sử dụng Google Analytics để tính tỷ lệ thoát trang qua chỉ số Bounce Rate. Trước đây, tỷ lệ này được xác định khi người dùng chỉ xem một trang và rời đi. Giờ đây nếu người dùng thực hiện chuyển đổi hoặc ở lại ít nhất 10 giây trên trang, họ không bị tính là thoát trang ngay cả khi không truy cập thêm trang khác.
  • Ngành nghề kinh doanh của website: Tỷ lệ Bounce Rate của các website có sự khác biệt rõ rệt tùy theo ngành nghề kinh doanh. Dưới đây là chỉ số tỷ lệ thoát trang trung bình của các website trong một số lĩnh vực cụ thể:
    • Internet và Telecom: 60.5%
    • Nghệ thuật và giải trí: 58.69%
    • Tự động hóa và thiết bị: 43.34%
    • Làm đẹp và fitness: 56.81%
    • Sách và văn học: 61.21%
    • Kinh doanh và công nghiệp: 56.06%
    • Máy tính và điện tử: 61.97%
    • Tài chính: 59.61%
  • Nội dung trong website: Loại nội dung trên website ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ thoát trang. Nội dung giải trí, dễ hiểu và ngắn thường có tỷ lệ thoát thấp hơn so với các bài viết dài và phức tạp. Người dùng thường đánh dấu lại các bài viết phân tích sâu để xem sau, dẫn đến tỷ lệ thoát thấp hơn.
  • Kênh truyền thông: Các kênh truyền thông khác nhau sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ thoát trang của lượng truy cập. Doanh nghiệp tập trung vào các kênh mạng xã hội như Facebook và Instagram thường thấy tỷ lệ Bounce Rate cao hơn so với lượng traffic đến từ kết quả tìm kiếm trên Google.
  • Thiết bị của người dùng: Tỷ lệ thoát trang có thể khác nhau tùy thuộc vào thiết bị sử dụng, do sự tương thích của nội dung với màn hình. Nhiều doanh nghiệp chỉ tập trung vào giao diện trên điện thoại hoặc máy tính, bỏ qua các thiết bị khác. Khi nội dung không linh hoạt và trải nghiệm người dùng bị giảm sút trên các thiết bị, tỷ lệ thoát trang cao là điều dễ hiểu.
  • Đối tượng người dùng: Người dùng mới trên website thường có tỷ lệ thoát cao hơn so với khách hàng thân thiết hoặc khách hàng cũ. Điều này xảy ra vì họ chưa quen thuộc với thương hiệu và đang ở giai đoạn so sánh, lựa chọn giữa các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự.

Cách giảm tỷ lệ Bounce Rate cho website

Để giảm tỷ lệ thoát trang cho website, bạn cần tập trung vào việc tối ưu hóa nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số chiến lược hiệu quả để cải thiện tỷ lệ thoát trang và nâng cao trải nghiệm của người dùng:

1. Dừng tập trung cho những yếu tố mang lại traffic thấp

Traffic giá trị thấp thường là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ Bounce Rate của website tăng cao. Vì vậy, việc ngừng tập trung vào các nguồn traffic kém hiệu quả là rất quan trọng. Để cải thiện tình hình, hãy:

  • Lựa chọn các nhóm và trang mạng xã hội có đối tượng phù hợp với nội dung của website để chia sẻ.
  • Tạo nội dung trên website phù hợp với nhu cầu của đối tượng mục tiêu.
  • Thiết lập các chỉ số quảng cáo PPC đúng với khách hàng mục tiêu.
  • Ngừng việc xây dựng backlink từ các diễn đàn và domain kém chất lượng, không liên quan đến lĩnh vực của doanh nghiệp.

2. Tạo nội dung chất lượng đáp ứng nhu cầu của người dùng

Nếu tỷ lệ thoát của bạn vẫn cao dù đã nhắm đúng đối tượng, có thể nội dung của bạn chưa đáp ứng được nhu cầu hoặc không đủ chất lượng. Để cải thiện tình hình, hãy phân loại khách hàng và tạo nội dung chất lượng đáp ứng nhu cầu của họ như sau:

  • Thông tin: Cung cấp thông tin chi tiết về chủ đề với tiêu đề phù hợp để người dùng dễ dàng tìm hiểu thêm.
  • Điều hướng: Tạo nội dung giúp người dùng dễ dàng truy cập vào trang hoặc ứng dụng cụ thể mà họ đang tìm kiếm.
  • Điều tra thương mại: Cung cấp các bài viết đánh giá sản phẩm để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của người dùng.
  • Giao dịch: Cung cấp thông tin rõ ràng về sản phẩm hoặc dịch vụ để hỗ trợ quyết định mua hàng của người dùng.

3. Tối ưu tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang chậm là một nguyên nhân chính khiến người dùng rời khỏi trang web ngay lập tức. Để tăng tốc độ tải trang, hãy chú ý xử lý các yếu tố làm giảm tốc độ tải trang trên tất cả thiết bị như:

  • Dung lượng hình ảnh lớn.
  • Sử dụng theme quá nặng.
  • Hosting kém chất lượng.
  • Lỗi bộ nhớ đệm.

4. Sử dụng liên kết nội bộ chất lượng

Sử dụng liên kết nội bộ chất lượng và phù hợp có thể tạo ra một mạng lưới liên kết hiệu quả giữa các trang trên website của bạn. Khi người dùng nhấp vào các liên kết này, họ sẽ dễ dàng tìm thấy thông tin liên quan và tiếp tục khám phá các trang khác của bạn. Việc này không chỉ giữ người dùng ở lại lâu hơn mà còn giúp họ tìm thấy những nội dung và trang có giá trị hơn.

Khi người dùng được dẫn đến các trang liên quan thông qua liên kết nội bộ, khả năng họ tương tác với nội dung, thực hiện đăng ký, mua hàng hoặc hoàn thành các hành động mong muốn khác trên trang web sẽ tăng lên. Điều này giúp giảm tỷ lệ thoát trang và cải thiện khả năng chuyển đổi, biến người dùng thành khách hàng tiềm năng hoặc những người quan tâm đến nội dung mà bạn cung cấp.

5. Thêm tính năng hiểu thị bài viết liên quan/nổi bật

Tính năng hiển thị bài viết liên quan giúp giữ người dùng lâu hơn trên trang web bằng cách cung cấp các nội dung bổ sung phù hợp với chủ đề họ đang quan tâm. Khi người dùng thấy các bài viết hoặc nội dung liên quan, họ sẽ có xu hướng tiếp tục khám phá trang web thay vì rời đi ngay lập tức. Điều này không chỉ giảm tỷ lệ thoát ngay sau khi truy cập mà còn tăng cơ hội tương tác, chuyển đổi và tạo sự hài lòng cho người dùng

thêm tính năng hiển thị bài viết liên quan cho website để giữ chân người dùng
Thêm tính năng hiển thị bài viết liên quan cho website để tăng tương tác và giữ chân người dùng lâu hơn

6. Hạn chế quảng cáo và sử dụng pop-up hợp lý

Khi người dùng đang tập trung vào một nội dung hấp dẫn, sự xuất hiện đột ngột của quảng cáo có thể làm gián đoạn trải nghiệm và gây khó chịu. Họ có thể chọn xem quảng cáo trước khi tiếp tục đọc nội dung, hoặc rời bỏ trang ngay lập tức. Do đó, việc tích hợp pop-up quảng cáo vào webiste cần được thực hiện một cách cân nhắc, đảm bảo không làm giảm đi sự hấp dẫn của nội dung chính và không gây ra cảm giác phiền phức cho người dùng.

7. Tạo CTA phù hợp

Lời kêu gọi hành động (CTA) cần phải rõ ràng và thể hiện giá trị thực sự mà người dùng sẽ nhận được khi họ chuyển sang trang khác. Nếu CTA không truyền đạt được lợi ích cụ thể hoặc giải pháp mà trang web đề xuất, người dùng có thể cảm thấy thiếu động lực và rời bỏ trang ngay lập tức.

Để giảm tỷ lệ thoát trang, hãy đảm bảo CTA của bạn không chỉ cung cấp giá trị mà còn khuyến khích người dùng tiếp tục khám phá. Đặt CTA ở vị trí dễ thấy và dễ tiếp cận, sử dụng màu sắc và thiết kế nổi bật để thu hút sự chú ý. Đảm bảo rằng nút CTA dễ nhận diện và dễ nhấn cũng là yếu tố quan trọng giúp tăng cường tương tác và giữ người dùng ở lại trang lâu hơn.

Tón lại, tỷ lệ Bounce Rate là chỉ số quan trọng để đánh giá sự tương tác của người dùng với trang web. Tối ưu hóa Bounce Rate không chỉ giúp giữ người dùng lâu hơn mà còn hỗ trợ đạt được mục tiêu kinh doanh bền vững. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để tối ưu tỷ lệ thoát trang hiệu quả. Chúc bạn thành công!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *