Tổng hợp 8 cách tăng tốc độ website WordPress hiệu quả

Tăng tốc độ website là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tối ưu hóa hiệu suất của trang web và cải thiện trải nghiệm người dùng. Việc đảm bảo trải nghiệm tốt nhất cho người dùng là trọng tâm hàng đầu của các nhà phát triển và quản trị web. Trong bài viết này, hãy cùng thiết kế trang web ở Đà Nẵng khám phá 10 cách tăng tốc độ website một cách đơn giản và hiệu quả.

Tại sao cần phải tăng tốc độ website?

Tốc độ tải trang là một yếu tố then chốt trong thiết kế và lập trình web, đặc biệt là với các trang web đòi hỏi khả năng chuyển đổi cao như thiết kế website bất động sản hay landing page. Tốc độ này không chỉ tác động mạnh mẽ đến trải nghiệm người dùng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cách Google đánh giá và xếp hạng website của bạn. Một trang web tải nhanh chứng tỏ sự thân thiện và hiệu quả, giúp cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm của Google.

Theo thống kê thì một website trung bình mất khoản 3 giây để tải xong nội dung, trong khi những trang được tối ưu tốt thì chỉ mất từ 1-2 giây. Đây là một chỉ só ấn tượng không chỉ với người dùng mà còn với các bot của Google. Ngược lại một website có thời gian tải quá lâu dễ khiến người dùng chán nản và rời đi, dẫn đến việc mất khách hàng chỉ vì trang web load quá chậm.

Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến tốc độ tải trang

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tốc độ website chậm như sau:

  • Cài đặt quá nhiều Plugin mà không hiểu rõ cách chúng ảnh hưởng đến tốc độ tải trang là một trong những lý do khiến website của bạn chậm hơn.
  • Mã CSS và JS thừa thải, tạo nên quá nhiều file không cần thiết. Việc sử dụng hình ảnh làm nền quá nhiều cũng làm tăng dung lượng và giảm tốc độ tải trang.
  • Sử dụng hình ảnh có dung lượng quá cao có thể làm tăng thời gian lòa của trang web. Việc này thường xảy ra khi muốn truyền tải hình ảnh chất lượng cao nhưng lại không tối ưu hóa kích thước file.
  • Lựa chọn hosting không đủ mạnh để đáp ứng số lượng lớn người dùng cũng góp phần làm giảm tốc độ tải trang.
  • Đưa quá nhiều quảng cáo hoặc sử dụng webservice từ bên thứ ba cũng có thể làm giảm hiệu suất tải trang.

Những nguyên nhân này đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và trải nghiệm người dùng trên website của bạn. Việc tối ưu hóa và giám sát thường xuyên là cần thiết để duy trì và cải thiện tốc độ tải trang hiệu quả.

8 cách tăng tốc độ tải trang web hiệu quả

Để đảm bảo trang web của bạn hoạt động mượt mà và hiệu quả, bạn có thể tham khảo 10 cách cải thiện tốc độ website WordPress dưới đây:

1. Giảm các Pop-up quảng cáo để tối ưu tốc độ website

Để cải thiện tốc độ trải trang web của bạn, hãy xem xét giảm số lượng quảng cáo Pop-up. Mặc dù quảng cáo là một phần quan trọng trong việc duy trì thu nhập của website hoặc blog có thể dẫn đến quá tải dung lượng và giảm tốc độ tải trang. Điều này đặc biệt đúng với những quảng cáo nhấp nháy và đột ngột xuất hiện trên màn hình.

Thay vì đặt quá nhiều quảng cáo Pop-up, bạn nên xem xét loại bỏ chúng để cải thiện trải nghiệm người dùng và tối ưu tốc độ website WordPress. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các loại quảng cáo dạng banner đơn giản và nhẹ nhàng để duy trì thu nhập mà không ảnh hưởng đến hiệu suất website.

giảm thiểu các pop-up quảng cáo động để tăng tốc độ website
Giảm thiểu các Pop-up quảng cáo động để tăng tốc độ website và thay bằng các banner đơn giản

2. Giảm số lượng Plugin trên website

Khi thiết kế website bằng WordPress, việc cài đặt quá nhiều plugin có thể làm giảm đáng kể tốc độ tải trang. Để tối ưu hóa hiệu suất, bạn nên xem xét loại bỏ các plugin không cần thiết và chỉ giữ lại những plugin thực sự hữu dụng.

Bằng cách giảm số lượng và chỉ sử dụng những plugin cần thiết nhất cho website, bạn sẽ thấy tốc độ tải trang web cải thiện rõ rệt. Nhưunxg plugin không quan trọng hoặc ít khi sử dụng nên được gỡ bỏ và chỉ cài lại khi thực sự cần. Điều này sẽ giúp duy trì một trang web nhanh chóng và hiệu quả hơn.

3. Giảm bớt yêu cầu HTTP

Theo Yahoo, 80% thời gian tải trang web là để load các thành phần như hình ảnh, script, Flash và stylesheets. Mỗi yêu cầu HTTP để tải các thành phần này đều có thể làm chậm tốc độ hiển thị của trang.

Để đơn giản hóa thiết kế và cải thiện tốc độ tải trang, hãy áp dụng những nguyên tắc sau:

  • Tối ưu số lượng thành phần trên trang.
  • Sử dụng CSS thay vì hình ảnh khi có thể.
  • Kết hợp nhiều stylesheets thành một file duy nhất.
  • Giảm độ phức tạp của các script và đặt chúng ở cuối trang.
  • Tránh sử dụng hiệu ứng Flash trong thiết kế trang web.

Luôn nhớ rằng, để đạt được hiệu suất tối đa cho trang web, cần làm cho nó nhẹ nhàng và tối ưu hóa mọi yếu tố cần thiết. Mẹo chuyên nghiệp là bắt đầu một chiến dịch để giảm số lượng thành phần trên mỗi trang, giảm số lượng yêu cầu HTTP cần thiết và từ đó tăng hiệu suất hiển thị trang web của bạn.

4. Tối ưu hóa hình ảnh để cải thiện tốc độ website WordPress

Hình ảnh là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ tải trang và trải nghiệm người dùng. Để tối ưu hóa hình ảnh trên website của bạn, hãy tập trung vào hai yếu tố chính là kích thước và định dạng.

Kích thước ảnh

Việc giữ cho hình ảnh có kích thước phù hợp là rất quan trọng. Hình ảnh có kích thước quá lớn sẽ mất nhiều thời gian để load, làm giảm hiệu suất trang web. Để tối ưu hóa, hãy crop ảnh về kích thước chuẩn phù hợp với trang web.

Ví dụ nếu chiều rộng trang web của bạn là 570px, hãy điều chỉnh kích thước ảnh về đúng 570px thay vì upload ảnh có kích thước lớn hơn như 2000px và chỉ thay đổi giá trị width parameter (width=”570″). Điều này sẽ giúp giảm thời gian load và cải thiện trải nghiệm người dùng. Ngoài ra, hãy giảm chiều sâu của màu xuống mức thấp nhất có thể chấp nhận được và hạn chế sử dụng các bình luận bằng ảnh.

Định dạng ảnh

Lựa chọn định dạng ảnh phù hợp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa. Dưới đây là một số gợi ý:

  • JPEG: là định dạng tốt nhất cho hình ảnh chất lượng cao nhưng dung lượng nhẹ.
  • PNG: Tốt cho các hình ảnh cần độ nét cao và trong suốt, dung lượng lớn hơn JPEG.
  • GIF: Chỉ nên sử dụng cho các hình ảnh có kích thước nhỏ, đồ họa đơn giản hoặc ảnh động.

Lưu ý: Tránh sử dụng BMP và TIFF vì chúng có dung lượng lớn và không được hỗ trợ tốt trên các trình duyệt.

lựa chọn định dạng ảnh phù hợp cho website
Hãy lựa chọn định dạng ảnh phù hợp cho website để tối ưu hóa tốc độ tải trang

5. Giảm thiểu chuyển hướng trên website

Mỗi khi có một redirect, trình duyệt của người dùng phải thực hiện thêm một yêu cầu HTTP và chờ đợi phản hồi trước khi tiếp tục tải trang. Quá trình này làm tăng thời gian tải trang tổng thể. Ví dụ, nếu trang chủ của bạn redirect đến một trang khác, người dùng sẽ phải chờ đợi hai lần trước khi có thể truy cập nội dung mong muốn.

Hạn chế việc sử dụng redirect khi không thực sự cần thiết. Điều này bao gồm việc kiểm tra và loại bỏ các redirect lỗi thời hoặc không còn cần thiết trong cấu trúc website của bạn. Mỗi lần bạn thay đổi URL của một trang, hãy chắc chắn rằng bạn đã cập nhật tất cả các liên kết nội bộ để tránh tạo ra các redirect không cần thiết.

6. Giảm thời gian phản hồi của máy chủ

Thời gian phản hồi của máy chủ là khoảng thời gian từ khi bạn gửi yêu cầu trên trình duyệt đến khi nhận được phản hồi từ máy chủ. Bạn nên cố gắng giảm thời gian phản hồi của máy chủ xuống dưới 100 mili giây để trang web của bạn tải nhanh hơn.

Nếu dịch vụ hosting của bạn quá yếu, thời gian phản hồi của máy chủ sẽ chậm hơn. Hãy đầu tư vào hosting tốt hơn để có thể tối ưu tốc độ load web. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các công cụ như YSlow và Google PageSpeed giúp bạn kiểm rta tốc độ trang web và cung cấp gợi ý để cải thiện hiệu suất. Những công cụ này cho bạn biết những điểm cần cải thiện để giảm thời gian phản hồi.

7. Bật bộ nhớ đệm của trình duyệt là một cách tăng tốc độ tải trang web

Bộ nhớ đệm, hay còn gọi là cache, là một công nghệ giúp lưu trữ dữ liệu tạm thời khi bạn truy cập vào một trang web. Khi dữ liệu của trang web được lưu vào bộ nhớ đệm, trình duyệt không cần tải lại toàn bộ các tài nguyên mỗi lần bạn truy cập. Thay vào đó chỉ những phần mới hoặc thay đổi sẽ được tải xuống, trong khi các tài nguyên đã được lưu sẽ được truy xuất từ bộ nhớ đệm.

Bằng cách lưu trữ dữ liệu tạm thời, bộ nhớ đệm giúp giảm lượng tài nguyên cần tải mỗi lần người dùng truy cập trang web, từ đó cải thiện tốc độ tải trang. Khi khách truy cập quay lại trang web, bộ nhớ đệm cho phép tải trang nhanh hơn bằng cách sử dụng các dữ liệu đã được lưu trước đó.

8. Sử dụng CDN

CDN (Content Delivery Network) là một hệ thống các máy chủ phân tán toàn cầu, được thiết kế để lưu trữ và phân phối bản sao các nội dung tĩnh của trang web, như hình ảnh, video và các file tĩnh khác. Khi người dùng truy cập trang web của bạn CDN sẽ chuyển giao nội dung từ máy chủ gần nhất với vị trí của họ, giúp giảm thời gian tải trang và cải thiện tốc độ truy cập.

sử dụng cdn để tối ưu tốc độ website
Sử dụng CDN giúp giảm thời gian tải trang và cải thiện tốc độ truy cập

Sử dụng CDN là giải pháp lý tưởng khi trang web của bạn có những đặc điểm sau:

  • Máy chủ đặt xa người dùng.
  • Lưu lượng truy cập lớn.
  • Tiêu tốn nhiều băng thông.
  • Người dùng từ nhiều quốc gia.
  • Sử dụng kỹ thuật load balancing và failover.

Việc tăng tốc độ website không chỉ nâng cao trải nghiệm người dùng mà còn góp phần quan trọng vào sự thành công của trang web. Đầu tư vào việc tối ưu hóa trang web là một chiến lược lâu dài để duy trì sự cạnh tranh và phát triển bền vững. Hy vọng bài viết trên đã mang lại những kiến thức hữu ích trong quá trình tối ưu website của bạn. Chúc bạn thành công!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *