WWW là gì? Tổng hợp chi tiết về mạng lưới toàn cầu World Wide Web

WWW (World Wide Web) là một cụm từ không còn xa lạ với bất kỳ người dùng internet nào nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về nó. Từ một dự án nhỏ của một nhà khoa học, WWW đã phát triển thành một mạng lưới thông tin khổng lồ bao phủ toàn cầu. Trong bài viết dưới đây, thiết kế web tại Đà Nẵng sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về khái niệm WWW là gì, lịch sử phát triển và cách hoạt động của hệ thống này trong kỷ nguyên số hóa. Hãy cùng theo dõi nhé!

WWW là gì?

WWW là viết tắt của World Wide Web – một mạng lưới toàn cầu được xây dựng trên nền tảng mạng internet. Hệ thống này bao gồm hàng tỷ trang web chứa nội dung đa dạng như văn bản, hình ảnh, video, âm thanh,… Được phát triển bởi Tim Berners-Lee vào năm 1989 tại CERN (Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu), WWW đã trở thành một phần không thể thiếu của công nghệ thông tin và đời sống hiện nay.

www (world wide web) là mạng lưới toàn cầu
WWW (World Wide Web) là mạng lưới toàn cầu chứa hàng tỷ trang web với đa dạng các loại nội dung

Trình duyệt web là công cụ giúp người dùng truy cập và World Wide Web bằng cách nhập địa chỉ web (url) và hiển thị nội dung của các trang web. Những trang web này đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin, giáo dục, thương mại điện tử, giải trí và giao tiếp trực tuyến. Mạng lưới toàn cầu WWW đã tạo nên cuộc cách mạng hóa cách con người trao đổi và tiếp cận thông tin trên toàn cầu.

So sánh World Wide Web là Internet

Nhiều người thường lầm tưởng rằng WWW chính là Internet, nhưng thực tế không phải vậy. Internet là một hệ thống khổng lồ bao gồm các mạng và cơ sở hạ tầng mạng, kết nối hàng triệu máy tính trên toàn cầu và tạo thành một hệ thống trao đổi thông tin. Mặc dù có mối liên hệ mật thiết nhưng đây lại là hai hệ thống riêng biệt.

Internet là nền tảng kết nối các máy tính lại với nhau, trong khi mạng lưới toàn cầu WWW là tập hợp các trang web được tìm thấy trên mạng máy tính này. Trình duyệt web sử dụng Internet như một phương tiện để truy cập và WWW, giúp người dùng tìm kiếm và hiển thị thông tin. Trên Internet thông tin sẽ được truyền tải qua nhiều giao thức khác nhau, trong đó WWW sử dụng giao thức HTTP để truy xuất thông tin.

Lịch sử hình thành và phát triển của World Wide Web

World Wide Web (WWW) đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại nhờ sự phát triển mạnh mẽ qua từng giai đoạn. Dưới đây là những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của WWW:

  • Năm 1989: Tim Berners-Lee đã viết đề xuất đầu tiên về World Wide Web, đặt nền móng cho sự ra đời của các công nghệ quan trọng như HTML, URL và HTTP, cho phép WWW hoạt động.
tim berners-lee đã viết và nghiên cứu dự án www
Nhà khoa học Tim Berners-Lee đã viết và nghiên cứu dự án vào năm 1989
  • Năm 1991: Tim Berners-Lee đã tạo ra trang web đầu tiên tại CERN, trung tâm nghiên cứu ở Thụy Sĩ nơi ông làm việc. Vào tháng 8 cùng năm trang web này lần đầu tiên được giới thiệu công khai và nhanh chóng trở nên phổ biến, mở ra một kỷ nguyên mới của thông tin trực tuyến.
  • Năm 1992: Web Server đầu tiên tại Hoa Kỳ chính thức hoạt động, mặc dù lúc này chỉ có trình duyệt “chế độ dòng” và số lượng người dùng vẫn còn ít. Cùng thời điểm đó, Đại học Stanford đã giới thiệu Web Server đầu tiên ngoài Châu Âu, và số lượng web server trên toàn thế giới đã tăng lên đến con số 10.
  • Năm 1993: CERN quyết định mở mã nguồn và cho phép mọi người sử dụng giao thức web hoàn toàn miễn phí, biến World Wide Web trở thành một nền tảng nguồn mở. Số lượng máy chủ web tăng mạnh lên 50 khi cá nhân và doanh nghiệp bắt đầu tạo trang web riêng cho mình.
  • Năm 1994: Các công ty viễn thông bắt đầu cung cấp dịch vụ truy cập Internet, và việc tiếp cận WWW trở nên phổ biến hơn. Số lượng máy chủ web tăng lên 623 trong năm này. Cũng trong năm 1994, Sir Tim Berners-Lee thành lập Tổ chức World Wide Web Consortium (W3C) nhằm đảm bảo sự phát triển liên tục và bền vững của hệ thống này trong tương lai.

Sự phát triển của WWW hiện nay

World Wide Web ngày nay đang phát triển với tốc độ chóng mặt, đáp ứng những yêu cầu mới và thay đổi nhanh chóng trong cách con người tương tác với thông tin trực tuyến.

  • Thiết bị di động: Người dùng ngày càng ưu tiên sử dụng điện thoại thay vì máy tính để truy cập internet. Điều này đã thúc đẩy các website lớn nhỏ điều chỉnh thiết kế giao diện và nội dung để tối ưu hóa trải nghiệm trên di động. Tiêu biểu là Google đã áp dụng tiêu chí đánh giá Mobile-Friendly, nhằm đảm bảo rằng người dùng có trải nghiệm tốt nhất trên mọi thiết bị.
  • Tính bảo mật: Ngày nay lượng thông tin cá nhân khổng lồ như lịch sử tìm kiếm, vị trí địa lý và thói quen trực tuyến của người dùng thường xuyên bị thu thập cho mục đích quảng cáo. Để bảo vệ người dùng, các dịch vụ web Proxy đang cung cấp mức độ riêng tư cao hơn bằng cách định tuyến lại hành vi duyệt web qua các máy chủ bên thứ ba.
  • Tên miền: Mặc dù tên miền “.com” vẫn là lựa chọn phổ biến nhất, nhưng người dùng hiện nay có nhiều lựa chọn hơn như “.info”, “.asia”, “.vn”,… Việc sử dụng tên miền phù hợp đang trở thành yếu tố quan trọng trong chiến lược thương hiệu và SEO.
  • Công nghệ lập trình: HTML5 đã tái định hình công nghệ web hiện đại sau một thời gian dài trì trệ, mang lại những cải tiến mạnh mẽ. Cùng với đó, các nâng cấp về hiệu suất trong HTTP 2.0 đang đảm bảo rằng giao thức này sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển trong tương lai gần.
  • Trình duyệt: Chrome của Google hiện đang thống trị thị trường trong khi các trình duyệt từng phổ biến như IE và Firefox đã mất dần thị phần. Trình duyệt của Apple Safari cũng đang gia tăng ảnh hưởng, đặc biệt trên các sản phẩm của Apple.
www hiện nay đang phát triển với tốc độ chóng mặt
WWW hiện nay đang phát triển với tốc độ chóng mặt để đáp ứng với các yêu cầu đổi mới của con người

Cách World Wide Web hoạt động

WWW hoạt động thông qua quá trình trao đổi thông tin giữa trình duyệt và máy chủ web. Khi người dùng nhập URL vào trình duyệt, trình duyệt gửi yêu cầu đến máy chủ web. Sau đó máy chủ web trả về mã HTML và trình duyệt sẽ hiển thị trang web, cho phép người dùng tương tác với nội dung trên đó.

  • Người dùng truy cập các trang web thông qua các trình duyệt như Chrome, Firefox, Safari hoặc Edge. Trình duyệt đóng vai trò là giao diện kết nối người dùng với mạng lưới toàn cầu WWW, cho phép họ nhập địa chỉ web (URL) vào thanh địa chỉ và tải các trang web tương ứng.
  • Các trang web được lưu trữ trên máy chủ web, có thể là máy tính vật lý hoặc máy chủ đám mây. Mỗi trang web có một địa chỉ duy nhất (URL), giúp định vị và truy cập trang web cụ thể.
  • Khi người dùng nhập URL, trình duyệt sẽ tạo ra một yêu cầu (request) và gửi đến máy chủ web tương ứng. Máy chủ nhận yêu cầu và gửi lại trang web dưới dạng mã HTML (Hypertext Markup Language).
  • Trình duyệt nhận mã HTML từ máy chủ và tổ chức các phần tử như văn bản, hình ảnh, liên kết và các thành phần khác theo cấu trúc trang. Sau đó, trình duyệt hiển thị trang web hoàn chỉnh cho người dùng, cho phép họ tương tác qua các liên kết, nút bấm và biểu mẫu.
  • Trang web có thể chứa các liên kết (links) dẫn đến các trang web khác. Khi người dùng nhấp vào liên kết, trình duyệt sẽ tạo ra một yêu cầu mới đến máy chủ của trang đó và tải trang mới tương ứng.
  • Các trang web có thể chứa nội dung đa phương tiện như hình ảnh, âm thanh và video. Trình duyệt sẽ tải các tệp này từ máy chủ và hiển thị chúng trên trang web, mang lại trải nghiệm phong phú cho người dùng. 

So sánh WWW và Non-WWW

Nếu bạn đang phân vân nên sử dụng WWW hay Non-WWW cho tên miền website của mình thì hãy lưu ý một số điển khác biệt như sau:

  • Về mặt kỹ thuật: Cả hai có thể được cấu hình trên cùng một máy chủ. Tuy nhiên cần đảm bảo rằng cả hai phiên bản đều trỏ đến cùng một nội dung để tránh gây nhầm lần cho người dùng và các công cụ tìm kiếm.
  • Về mặt SEO: Các công cụ tìm kiếm coi cả hai là các URL riêng biệt. Để tối ưu hóa SEO và ngăn chặn việc phân tán thứ hạng website, bạn nên chọn một phiên bản chính và thiết lập chuyển hướng 301 từ phiên bản phụ về phiên bản chỉnh.
  • Về thương hiệu: Tên miền Non-WWW thường được coi là ngắn gọn và hiện đại, trong khi tên miền WWW có thể mang lại cảm giác truyền thống và dễ nhận diện hơn.
  • Về trải nghiệm người dùng: Người dùng có thể tự động thêm hoặc bỏ “WWW” khi nhập địa chỉ website. Đảm bảo rằng cả hai phiên bản đều hoạt động hiệu quả và chuyển hướng đúng cách là việc quan trọng để duy trì trải nghiệm người dùng liên tục và hiệu quả.

Tóm lại, WWW là mạng lưới toàn cầu không thể thiếu trong thế giới số hiện đại. Việc hiểu rõ về WWW giúp bạn khai thác tối đa tiềm năng của mạng lưới này và những tiện ích mà nó mang lại. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về lịch sử và cách thức hoạt động của World Wide Web. Đừng quên cập nhật những kiến thức website bổ ích tại websitedanang.vn!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *