Chứng chỉ số SSL là gì? Hướng dẫn cài đặt SSL cho website

Khi xây dựng một website, ngoài việc đăng ký hosting, tên miền,… thì việc cài đặt chứng chỉ số SSL cho website cũng là một trong những điều bạn cần quan tâm bởi bắt đầu từ tháng 7/2018, mọi trang web chưa được cài đặt chứng chỉ số SSL (website không sử dụng giao thức https) thì trình duyệt Google Chrome có chức năng hiển thị thông báo “website không an toàn”.

Vậy chứng chỉ SSL là gì? Vì sao website phải có? Cách cài đặt SSL cho website như thế nào sẽ được thiết kế web đà nẵng bật mí ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Chứng chỉ số SSL là gì?

SSL (Secure Sockets Layer: “Tầng socket bảo mật”) hay TLS (tiếng Anh: Transport Layer Security: “Bảo mật tầng giao vận”) là giao thức mật mã được thiết kế để cung cấp truyền thông an toàn qua một mạng máy tính. Một số phiên bản của các giao thức này được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng như trình duyệt Web, thư điện tử, tin nhắn nhanh, và VoIP.

SSL là một công nghệ bảo mật được sử dụng để thiết lập một kết nối an toàn giữa máy chủ và trình duyệt web, được sử dụng để bảo vệ dữ liệu khi nó được truyền qua Internet bằng cách mã hóa thông tin nhạy cảm như thông tin cá nhân, thông tin thẻ tín dụng và mật khẩu.

Khi tích hợp chứng chỉ số vào website thì tất cả nội dung trên trang web sẽ được mã hóa trước khi truyền qua Internet, điều này đồng nghĩa với việc website chuyển từ giao thức không bảo mật HTTP sang giao thức bảo mật HTTPS. Tiêu chuẩn SSL hoạt động để đảm bảo rằng mọi dữ liệu được truyền giữa máy chủ và trình duyệt của người dùng đều được bảo vệ một cách riêng tư và toàn diện.

chứng chỉ số - ssl là gì?
Chứng chỉ số – SSL là gì?

Phân loại chứng chỉ SSL

Có tổng cộng 5 loại SSL chính trên thị trường hiện nay, mỗi loại có những nhiệm vụ tương ứng khác nhau mà tùy thuộc vào từng chức năng, nhu cầu cầu của từng website sẽ có sự lựa chọn cho phù hợp.

  1. Chứng thư UC/SAN SSL
  2. Chứng thư xác thực tổ chức Organization Validation (OV – SSL)
  3. Chứng thư số xác thực tên miền Domain Validation (DV – SSL)
  4. Chứng thư mở rộng Extended Validation (EV – SSL)
  5. Chứng thư Wildcard SSL

Làm cách nào để kiểm tra trang web của mình đã cài đặt SSL?

Có hai cách kiểm tra nhanh chóng để giúp bạn chắc chắn:

Thứ nhất là kiểm tra bộ định vị tài nguyên thống nhất (URL) của trang web: URL an toàn phải bắt đầu bằng “https” thay vì “http”. Chữ “s” trong “https” là viết tắt của secure (an toàn), cho biết trang web đang sử dụng Chứng chỉ lớp socket bảo mật (SSL). Điều này cho bạn biết rằng tất cả thông tin liên lạc và dữ liệu của bạn được mã hóa khi truyền từ trình duyệt của bạn đến máy chủ của trang web.

Thứ ha là bạn tìm biểu tượng ổ khóa gần trường địa chỉ của trình duyệt bạn: Biểu tượng ổ khóa và url liên quan chứa “https” có nghĩa là kết nối giữa trình duyệt web của bạn và máy chủ trang web được mã hóa, điều này rất quan trọng. Nó ngăn không cho người khác nghe lén hoặc can thiệp vào liên lạc của bạn giữa trình duyệt của bạn và máy chủ của trang web.

làm cách nào để kiểm tra trang web của mình đã cài đặt ssl?
Làm cách nào để kiểm tra trang web của mình đã cài đặt SSL?

Lợi ích mà chứng chỉ số SSL mang lại

SSL sẽ mã hóa mọi thông tin được truyền đi mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động của website hoặc cho phép bên thứ ba can thiệp và chỉnh sửa, giúp bảo vệ tất cả nội dung có trên website một cách an toàn và bảo mật.

Mọi thông tin của khách hàng nhân cũng như các giao dịch thanh toán đều đảm bảo an toàn giúp giảm thiểu các nguy cơ đánh cắp thông tin từ những kẻ xấu tính, điều này sẽ giúp bạn xây dựng niềm tin cho khách hàng và nâng cao độ uy tín của công ty/doanh nghiệp.

Đảm bảo tính xác thực và bảo mật ổn định an toàn cho các ứng dụng điện toán đám mây, FPT, ảo hóa như Citrix Delivery Platform và những dịch vụ truyền dữ liệu trong mạng nội bộ, webmail,…và những ứng dụng như Exchange, Outlook Web Access và Office Communication Server,…

SSL hoạt động như thế nào?

SSL hoạt động bằng cách sử dụng hai quy trình chính: mã hóa và xác thực.

  1. Mã hóa: Khi một trình duyệt kết nối đến một trang web được bảo vệ bằng SSL, máy chủ gửi chứng chỉ SSL của mình đến trình duyệt của người dùng. Trình duyệt sử dụng chứng chỉ này để tạo một khóa mã hóa đối xứng mới và gửi nó đến máy chủ. Máy chủ sử dụng khóa mã hóa này để giải mã mọi thông điệp được gửi từ trình duyệt. Quá trình này giúp mã hóa mọi dữ liệu được truyền qua Internet, bao gồm cả thông tin đăng nhập, thông tin cá nhân, và các giao dịch tài chính, ngăn chặn bên thứ ba khỏi việc đánh cắp hoặc đọc dữ liệu.
  2. Xác thực: SSL cũng giúp xác định xem liệu máy chủ mà trình duyệt đang kết nối có phải là máy chủ thật của trang web hay không. Quá trình này diễn ra bằng cách máy chủ gửi một chứng chỉ số ký số kèm theo chứng chỉ SSL của mình. Trình duyệt sẽ kiểm tra chứng chỉ số ký số này với một cơ quan chứng thực đáng tin cậy. Nếu chứng chỉ số ký số hợp lệ, trình duyệt sẽ tin rằng máy chủ là đáng tin cậy. Điều này ngăn chặn kẻ tấn công có thể giả mạo một trang web và thu thập thông tin cá nhân của người dùng.

Hướng dẫn cài đặt SSL cho website

Dưới đây là 3 bước cơ bản, nhanh chóng và dễ dàng để bạn thực hiện cài đặt chứng chỉ ssl cho website của mình:

Bước 1: Tìm nhà cung cấp chứng chỉ SSL uy tín

Bạn có thể mua chứng chỉ SSL từ một nhà cung cấp dịch vụ uy tín như Sectigo, Let’s Encrypt, Comodo, GlobalSign, hay các nhà cung cấp khác. Việc lựa chọn một nhà cung cấp chứng chỉ SSL uy tín là một phần quan trọng của việc bảo vệ thông tin trực tuyến và xây dựng lòng tin của người dùng.

Lưu ý: Sẽ có một số nhà cung cấp cung cấp chứng chỉ miễn phí hoặc phải trả phí cho các loại chứng chỉ cao cấp, vì vậy bạn nên xem xét các yếu tố như giá cả, tính năng bảo mật, hỗ trợ khách hàng, và độ tin cậy của nhà cung cấp.

Bước 2: Tạo yêu cầu và mua chứng chỉ SSL

Trước khi bạn có thể mua hoặc yêu cầu một chứng chỉ SSL, bạn cần tạo một CSR từ máy chủ web của mình. CSR chứa thông tin về tổ chức hoặc cá nhân mà bạn muốn mã hóa thông tin SSL. Để tạo CSR, bạn có thể sử dụng các công cụ như OpenSSL hoặc giao diện quản trị hệ thống của nhà cung cấp hosting của bạn.

Tiếp đến bạn đăng ký và mua chứng chỉ SSL từ nhà cung cấp dịch vụ SSL của bạn, trong quá trình này bạn sẽ cung cấp CSR và thông tin cần thiết.

Bước 3: Xác thực và cài đặt chứng chỉ SSL trên máy chủ web

Khi đã mua chứng chỉ SSL xong bạn cần phải xác thực rằng bạn là chủ sở hữu của website. Quá trình này có thể bao gồm việc xác minh thông qua email, DNS hoặc thông qua việc tải lên một tệp tin cụ thể lên máy chủ của bạn.

Cuối cùng chỉ cần cài đặt nó trên máy chủ web của mình, quy trình cài đặt có thể thay đổi tùy theo loại máy chủ bạn đang sử dụng.

  • Đối với Apache, bạn cần cấu hình tệp cấu hình Apache để sử dụng chứng chỉ SSL.
  • Đối với nginx, bạn cần cấu hình tệp cấu hình nginx tương ứng.

Lưu ý: bạn nên kiểm tra xem chứng chỉ SSL đã được cài đặt đúng cách hay không bằng cách truy cập vào trang web của bạn qua HTTPS và đảm bảo rằng không có cảnh báo bảo mật nào xuất hiện sau khi đã cài SSL vào trang web củng mình.

Hãy luôn nhớ rằng việc cài đặt chứng chỉ SSL là một phần quan trọng của việc duy trì bảo mật trên trang web của bạn, giúp bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng và tăng độ tin cậy của trang web.

Hy vọng với những thông tin đầy đủ ở trên, Websitedanang đã cung cấp cho bạn toàn bộ về chứng chỉ số SSL từ đó thấy được tầm quan trọng của việc cài đặt SSL cho website. Hãy liên hệ các chuyên viên của chúng tôi để giúp bạn dễ dàng chọn ra và cài đặt chứng chỉ số SSL phù hợp nhất cho website của mình. Hoặc đơn giản hơn là bạn có thể để Websitedanang sẽ thực hiện cho bạn luôn nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *